Tại sao xem tranh lại như một liệu pháp tâm lý ?

Dường như ai cũng nghĩ rằng âm nhạc có tác dụng xoa dịu. Gần như ai trong chúng ta, không cần ai chỉ dạy, vẫn có thể là DJ của chính mình, vẫn có thể chọn ra những bản nhạc để cải thiện tâm trạng bất kỳ khi nào. Nhưng ít ai nghĩ đến chuyện tìm đến các tác phẩm nghệ thuật với mục đích tương tự. Rất ít người thường xuyên xem tranh hay tượng để giải sầu. Trên điện thoại thường ta chỉ lưu playlist các bài hát, chứ không có bộ sưu tập tranh. Chúng ta cũng không có thói quen chọn ra những bức tranh yêu thích rồi lưu vào máy tính như một gallery riêng. Tranh treo tường nghe qua vừa dản dị, mộc mạc, khiến ta không nghĩ đến những việc đó. Cách trưng bày tranh nghệ thuật thị giác truyền thống cũng không làm cho ta thấy gần gũi với tác phẩm.

Tranh như một tác phẩm nghệ thuật vậy, mà ai trong chúng ta khi thả hồn vào những bức tranh thôi thì cũng thấy ý nghĩa tiểm ẩn phía sau của chúng rồi.

Nếu nghệ thuật được khoác vào bao nhiêu thứ danh giá (mà tôi nghĩ là hoàn toàn xứng đáng) thì tác dụng của nghệ thuật cũng nên được nêu ra một cách dễ hiểu. Tôi tin rằng nghệ thuật cũng là một phương cách cứu rỗi, như âm nhạc vậy. Nghệ thuật cũng là phương tiện để ta có thể làm những việc như hồi phục hi vọng, trân trọng sự khổ đau, học cách cảm thông, biết cười, biết hoang mang và nuôi dưỡng một ý thức sẻ chia với người khác, cũng như tìm lại niềm tin vào sự công bằng và lý tưởng chính trị.

Nhưng để nghệ thuật có thể làm được những điều nêu trên, ta cần biết cách tiếp cận tác phẩm. Tác phẩm phải được “lên khung” không phải theo những tiêu chuẩn của lịch sử nghệ thuật (mặc dù những tiêu chuẩn đó có thú vị đến đâu chăng nữa) mà theo một phương pháp tâm lý, sao cho khi xem tranh ngắm tranh người ta có thể thấy được những cảm xúc tận đáy lòng. Vậy Tại sao xem tranh lại như một liệu pháp tâm lý ? Dưới đây là một vài ví dụ:

Hi Vọng

Tranh được xem như một thần dược, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã cứu đỗi bao nhiêu sinh mạc tuyệt vọng với cuộc sống, rằng ta sẽ không còn chút hi vọng nào cho cái dự án cuộc sống dang dở kia.

Chính nỗi tuyệt vọng này mới là thứ cần được nghệ thuật cứu chữa, mới là nguyên nhân sâu xa vì sao nhiều người thích những thứ “đèm đẹp xinh xinh”. Hoa mùa xuân, bầu trời xanh, trẻ con chạy đùa trên bãi biển… toàn là những biểu tượng của hi vọng. Sự hoan hỉ cũng là một thành tựu còn hi vọng là thứ đáng được trân trọng.

Đồng Cảm

Quan tâm đến người khác vốn là chuyện khó khăn, đặc biệt quan tâm đến người già. Bức chân dung của Tully vẽ một bà lão ngồi gù lưng, trầm tư suy nghĩ trên nền màu tối. Người xem được khuyến khích dừng mắt lâu hơn bình thường. Bà lão ngày trước ắt hẳn là người mạnh mẽ và quyết đoán. Bà từng có người yêu, tối nay bà ngồi đó, im lặng đuổi theo những suy nghĩ dữ dội.

Có lẽ giờ đây bà rất khó tính, muốn thương bà cũng chẳng dễ gì. Có lẽ bà cũng biết điều đó. Bà bực bội, bà khó gần. Nhưng bà vẫn cần người khác quan tâm. Ai rồi cũng đến lúc như bà. Và ở bất kỳ giai đoạn nào trong đời, thì cũng có những khi người ta trở nên khó ưa, khó ngưỡng mộ. Tình yêu gắn liền với sự ngưỡng mộ: chúng ta yêu ai đó vì người ta thú vị, dễ mến. Nhưng tình yêu còn có một khía cạnh khác: chút rung động trước nhu cầu của người khác – ở đây tình yêu còn là sự rộng lượng.

Mong manh

Trong cuộc sống, gần như mọi lúc ta đều phải mạnh mẽ. Ta không được để lộ sự yếu đuối của bản thân. Ta được dạy điều này từ hồi còn ở vườn trẻ. Ai trong chúng ta cũng có phần yếu đuối, nhưng phải biết che đậy kỹ càng.

Nhìn vào bức tranh, ta như được rèn luyện cho những lúc quan trọng trong đời, khi ta cần tiết chế bản thân trong đối nhân xử thế. Trưởng thành có nghĩa là ý thức được sức mạnh của mình có tác dụng như thế nào với kẻ khác. Bài học này cực kỳ hữu ích với các vị CEO.

Nỗi Buồn

Thường ta rất cô đơn khi buồn. Trong một thế giới nhộn nhịp nơi người ta tôn thờ sự thành công, nỗi buồn thường đi kèm với chút xấu hổ. Ta không chỉ buồn thôi mà còn buồn vì chung quanh chẳng ai buồn cả. Không thể loại bỏ đau khổ khỏi cuộc đời, nhưng ta hoàn toàn có thể học cách buồn hiệu quả hơn – tức là (vẫn buồn nhưng) làm sao để ta không cảm thấy mình bị trừng phạt, hay thấy rằng đời sao mà bất công. Fernando Pesso là một tác phẩm điêu khắc tối màu cực kỳ đẹp của Richard Serra. Tác phẩm được đặt theo tên của một nhà thơ người Bồ Đào Nha, người hay làm những bài thơ buồn (“Ơi biển mặn/ Bao nhiêu muối của biển có từ những giọt nước mắt xứ Bồ Đào Nha”)

Tác phẩm không phủ nhận nỗi buồn, cũng không bảo ta phải vui lên, mà cũng chẳng chỉ ra một hướng tươi sáng hơn. Tác phẩm điêu khắc to lớn, u sầu này như muốn tuyên bố rằng nỗi buồn thực ra cũng hết sức bình thường, ở đâu cũng có. Nó như muốn nói rằng rồi chúng ta sẽ nhận ra và biết cách cư xử với những xúc cảm ảm đạm trong cuộc sống hàng ngày.

Thay vì để ta ngồi đó một mình với cõi lòng u tối, tác phẩm lại tuyên bố rằng nỗi buồn cũng là một phần của cuộc sống. Với tầm vóc đồ sộ nặng nề, như nhiều tác phẩm tuyệt vời khác, Fernando Pesso tạo ra một cư ngụ đường hoàng cho nỗi buồn.

Sự say đắm

Tác phẩm khiến ta nghĩ đến những khởi đầu của tình yêu, một khoảnh khắc khi sự ngọt ngào quyến rũ của người yêu choáng ngợp trước mắt ta.

Tranh không chỉ là vật trang trí nhà cửa hay cơ quan, tranh còn như một liều thuốc bổ tinh thân của mỗi người đều có trong mình một tâm hồn thi sĩ. Có thể xem thêm những tác phẩm tranh tại đây để bạn có thể thả hồn với những tác phẩm tuyệt vời.